Hotline: - 0948301299

Danh mục Sản phẩm

Xem video

thanh toán - vẩn chuyển

thông tin-hỗ trợ

Thống kê truy cập

Số người Online : 10
Lượt truy cập : 31340
Truy cập trong ngày : 93

Trang chủ    >> Tin tức    >> Phòng cháy chữa cháy trong các khi công nghiệp
Phòng cháy chữa cháy trong các khi công nghiệp

Thời kì kinh tế ,xã ngày càng phát triển, kèm theo đó là các cơ sở kinh doanh, dịch vụ,hạ tầng cơ sở  tăng nhanh cả về số lượng và quy mô, việc đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng, xuất hiện ngày càng nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp.Của nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau  như dầu khí, điện, hóa chất, dệt may… được hình thành và phát triển giải quyết được nhiều vấn đề về công ăn, việc làm cho rất nhiều người lao động, thúc đẩy sự phát triển chung nền kinh tế xã hội, các khu đô thị, nhà cao tầng, chung cư được xây dựng ngày càng nhiều, đời sống dân sinh  ngày càng cao.

Cùng với sự gia tăng nhanh chóng ,đa dạng của các ngành nghề như trên thì việc sử dụng các nguyên vật liệu phục vụ trong xây dựng và sản xuât cũng gia tăng tương ứng. Trong đó có rât nhiều các vật tư vật liệu ,nhiên liệu rất dễ cháy nổ như giấy ,sợi bong ,các loại sợi tổng hợp ,hóa chất ,xăng dầu… trong khi cơ sở hạ tầng,ý thức về an toàn phòng cháy chữa cháy còn yếu và còn thiếu.

Xuất phát từ hiện trang thực tế như trên,nhà nước ta đã chỉ đạo ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về PCCC quy định về việc thực hiện công tác PCCC tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao, những văn bản này đã được cụ thể hóa bằng Luật phòng cháy và chữa cháy. Đây là văn bản pháp luật có tính pháp lý cao nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về PCCC hiện hành.

Tại điều 21 - Luật Phòng cháy và chữa cháy đã quy định công tác Phòng cháy và chữa cháy đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao:

1.    Tại đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy chuyên trách, phải có phương án phòng cháy và chữa cháy cho toàn khu.

2.    Tổ chức, cá nhân có cơ sở hoạt động trong các đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao phải có phương án đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy; phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy.

Để cụ thể hóa hơn nữa các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC trong quá trình quy hoạch, dự án xây mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, ngày 04/4/2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP "quy định chi tiết thi hành một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy". Trong đó tại điều 13 của Nghị định đã quy định:

Khi lập quy hoạch dự án xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải có giải pháp thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đảm bảo các nội dung sau:

+ Địa điểm xây dựng công trình, cụm công trình, bố trí các khu đất, các lô nhà phải đảm bảo chống cháy lan, giảm tối thiểu tác hại của nhiệt, khói bụi, khí độc do đám cháy sinh ra đối với các khu vực dân cư và công trình xung quanh.

+ Hệ thống giao thông, khoảng trống phải đủ kích thước và tải trọng đảm bảo cho phương tiện chữa cháy cơ giới triển khai các hoạt động chữa cháy.

+ Hệ thống cấp nước đảm bảo việc cấp nước chữa cháy, hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp điện phải đảm bảo phục vụ các hoạt động chữa cháy, thông tin báo cháy.

+ Bố trí địa điểm xây dựng đơn vị phòng cháy và chữa cháy ở khu vực trung tâm, thuận lợi về giao thông, thông tin liên lạc và có đủ diện tích đảm bảo cho các hoạt động thường trực sẵn sàng chiến đấu, tập luyện, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy theo quy định của Bộ công an.

+ Trong dự án phải có kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy.

Trong thời gian qua, công tác Phòng cháy và chữa cháy đã được các cấp các ngành quan tâm, nhưng trên thực tế số vụ cháy, nổ tại các khu công nghiệp, khu chế xuất vẫn xảy ra với thiệt lớn. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do người đứng đầu các cơ sở chưa thực hiện hết trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với công tác phòng cháy và chữa cháy, lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở không thực hiện tốt công tác phòng cháy và chữa cháy.

Tuyên truyền, hướng dẫn về công tác PCCC tại các khu công nghiệp.

Do đặc thù, các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Lực lượng PCCC cơ sở chủ yếu là lực lượng công nhân có trình độ nhận thức về công tác PCCC chưa cao, chưa xem trọng. Do vậy khi tuyên truyền, hướng dẫn về công tác phòng cháy, chữa cháy tại các khu công nghiệp cần tập trung tuyên truyền sao cho đúng đối tượng, hướng dẫn một cách dễ hiểu, thao tác đơn giản.

Quá trình tuyên truyền, hướng dẫn cần cho lực lượng PCCC cơ sở đâu là những chỗ có nguy cơ cháy nổ cao tại cơ sở để từ đó hướng dẫn lực lượng PCCC cơ sở có những biện pháp đảm bảo an toàn; Quy trình xử lý khi có cháy, nổ xảy ra và phân tích rõ được trách nhiệm, nghĩa vụ của lực lượng PCCC cơ sở trong công tác PCCC.

Ban quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp Thành phố  phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác PCCC trong các khu công nghiệp vừa đảm bảo cải cách thủ tục hành chính vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nhưng phải đảm bảo thực hiện đúng pháp luật về PCCC. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở; Phối hợp  Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thực hiện việc kiểm tra theo chế độ quy định.

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; Huấn luyện nghiệp vụ cho các đội chữa cháy chuyên trách, tập huấn cho các cơ sở hoạt động trong các khu công nghiệp vừa đảm bảo tốt công tác PCCC trong phạm vi quản lý vừa tham gia phối hợp các cơ sở lân cận để chữa cháy và khắc phục hậu quả do cháy, nổ gây ra. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các cơ sở trong việc tổ chức thực hiện các nội dung, yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy theo quy định; Duy trì các điều kiện về Phòng cháy, chữa cháy của hạ tầng cơ sở khu công nghiệp theo thiết kế được phê duyệt.